Nghịch lý Olbers
Nghịch lý Olbers

Nghịch lý Olbers

Trong vật lý thiên vănvũ trụ học vật lý, nghịch lý Olbers, được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Đức, Heinrich Wilhelm Olbers (1758–1818), còn được gọi là "nghịch lý bầu trời đêm tối", là lập luận rằng sự tối tăm của bầu trời đêm mâu thuẫn với giả định một vũ trụ tĩnh vô hạn và vĩnh cửu. Trong trường hợp giả định rằng vũ trụ là tĩnh, đồng nhất ở quy mô lớn và được bao phủ bởi vô số các ngôi sao, thì mọi đường ngắm từ Trái Đất phải kết thúc ở bề mặt (rất sáng) của một ngôi sao nào đó và do đó bầu trời đêm được chiếu sáng hoàn toàn và rất sáng. Điều này mâu thuẫn với sự tối tăm quan sát được và sự không đồng đều của màn đêm.[1]Sự tối tăm của bầu trời đêm là một trong những bằng chứng cho một vũ trụ vận động, chẳng hạn như mô hình Vụ Nổ Lớn. Mô hình đó giải thích sự không đồng đều quan sát được của độ sáng bằng cách đưa vào sự giãn nở của không thời gian, kéo dài ánh sáng bắt nguồn từ Vụ Nổ Lớn đến mức bức xạ vi sóng thông qua một quá trình được gọi là dịch chuyển đỏ; bức xạ phông vi sóng này có bước sóng dài hơn nhiều so với bước sóng của ánh sáng nhìn thấy, và do đó nó trông tối tăm đối với mắt thường. Các giải thích khác cho nghịch lý đã được đưa ra, nhưng không có lời giải thích nào trong số chúng được chấp nhận rộng rãi trong giới vũ trụ học.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghịch lý Olbers http://adsabs.harvard.edu/abs/1977PhRvL..39..898S http://adsabs.harvard.edu/abs/1991ApJ...367..399W http://adsabs.harvard.edu/abs/2001ncia.book.....U http://adsabs.harvard.edu/abs/2005A&A...443...11J http://adsabs.harvard.edu/abs/2005ApJ...624...54H http://adsabs.harvard.edu/abs/2009EL.....8649001S http://adsabs.harvard.edu/abs/2016ApJ...830...83C http://www.cfa.harvard.edu/seuforum/faq.htm http://www.astro.ucla.edu/~wright/Eddington-T0.htm... http://www.astro.ucla.edu/~wright/stdystat.htm